Để con hiểu thì bố bắt đầu từ đâu nhỉ, về góc độ giả thuyết của thiên văn học thì vũ trụ chúng ta hình thành gần 14 tỷ năm trước. Những ngôi sao mà con nhìn thấy trên bầu trời đó chính là các mặt trời ở những thiên hà khác nhau. Để tạo ra năng lượng thì mặt trời sẽ thực hiện phản ứng hợp hạch mà ở đó 2 hạt nhân hydro hợp nhất với nhau để trở thành heli. Nên về một góc nhìn nào đó nếu mặt trời càng sáng tức phản ứng hợp hạch xảy ra càng mạnh, thì nguyên liệu tiêu hao càng nhanh và càng nhanh “tàn”. Bố nói gì khó hiểu quá nhỉ, được rồi để bố nói thực tiễn hơn để con dễ hiểu nhé. Ai rồi cũng sẽ nghe đến định luật bảo toàn năng lượng mà ở đó năng lượng không mất đi cũng không tự sinh ra mà sẽ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Vậy hai nguyên tử hiđrô kết hợp tạo thành nguyên tử heli có tổng khối lượng nhỏ hơn phần hao hụt đó được chuyển hoá thành năng lượng và truyền đến trái đất dưới dạng những hạt phô tông ánh sáng.
Và ánh sáng từ những ngôi sao khác con nhìn thấy trên bầu trời đêm cũng tương tự như ánh sáng con nhìn thấy từ mặt trời. Nhưng vì khoảng cách của chúng quá xa trái đất chúng ta. Ngôi sao gần nhất cách chúng ta 4,2 năm ánh sáng, tức nếu đi với vận tốc ánh sáng con cần 4,2 năm mới đến được đó. Trong khi ánh sáng mặt trời chỉ cần tám phút để đến được trái đất. Vì khoảng các khác nhau và tuổi đời của những ngôi sao cũng khác nhau nên vào những đêm bầu trời không bị mây che phủ con sẽ thấy cả một bầu trời đầy sao với kích thước to nhỏ, sáng tối khác nhau.
Nhưng có một điều thú vị là mặt trăng trên bầu trời thì không tự phát sáng mà ánh sáng mà con thấy là do phản xạ từ ánh sáng của mặt trời lại. Có nghĩa là thực sự mặt trăng luôn ở trên bầu trời và khi mặt trời lặng dần đi thì ánh sáng phản xạ từ mặt trăng chiếu xuống trái đất mới rõ được. Vậy thì hà cớ gì trăng mọc sớm quá thì thường cô đơn.
Nói tới vấn đề này thì bố quay loại với xã hội loài người, trong xã hội chúng ta từ xa xưa hình thành theo nguyên tắt thiểu số phải phục tùng đa số. Ý kiến, quan điểm, triết lý của số đông thường được cho là đúng. Những tư duy nào đi ngược lại hoặc đi khác quan điểm số đông thì thường sẽ bị cô lập. Vậy ta hãy thử tập phản biện một chút nhé:
Nếu số đông là đúng vì sao những người sống yên vui hạnh phúc lại là thiểu số.
Nếu số đông là tốt vì sao giới tài phiệt và tinh hoa lại là số ít.
Nếu số đông là chuẩn mực vì sao lại không tự quyết được định vận mệnh của mình mà lại phụ thuộc vào quyền lãnh đạo của một nhóm nhỏ những người cầm quyền.
Trên quan điểm đó con sẽ thấy rằng khi không giống số đông thì con sẽ được xem 1 là thiên tài hoặc hai là kẻ lập dị. Ranh giới giữa hai điều này thì lại rất mong manh, thể hiện ở việc con làm là thành công hay thất bại. Nếu thành công và đem lại lợi ích cho mọi người con sẽ được bao vây, tung hô và khen ngợi. Và rất nhiều điều không tốt sẽ đón chờ khi con thất bại.
Nhưng khổ ở nổi chẳng ai đi đến thành công mà không trãi qua vô vàng thất bại. Và liệu con có đủ bản lĩnh để đối diện với sự dè biểu, trách mắng, cô lập từ số đông (Ngay cả người thân và bạn bè con cũng có trong đó). “Nhất Y, nhì dược, tạm được bách khoa”, đó là câu truyền miệng về ngành nghề thời của bố. Ấy vậy mà sau thời gian ngắn trong ngành và chứng minh được bản thân với các thành tựu về chuyên môn và thu nhập đối với gia đình. Sau đó bố mới tích luỹ đủ sự tự tin và nguồn lực để bắt đầu đi theo con đường mình muốn. Và không đoán thì con cũng biết cho dù chuẩn bị như thế nhưng bố cũng không tránh khỏi ánh mắt hoài nghi và kỳ thị từ mọi người xung quanh khi nghe nói đến những từ khoá như “Khởi nghiệp”, “Nghỉ việc”, “Kinh doanh”.
Hơn ai hết bố muốn trở thành một nhà đầu tư lão luyện nhưng để làm được việc đó thì cần hiểu về thị trường, hiểu về môi trường kinh doanh, hiểu về kinh tế vi mô và vĩ mô. Vậy để tích luỹ được kiến thức và nguồn lực cho việc đầu tư thì không gì học tốt bằng mình tạo ra các doanh nghiệp của mình, và tự nếm trãi những khó khăn, sóng gió trong đó. Cơ hội không tự nhiên mà tới, nó là hệ quả của những nỗ lực do chính chúng ta tạo nên. Và khi đi trên con đường này, tốc độ phát triển về tư duy, khả năng khai phá của bản thân rất nhanh, vì hằng ngày hằng giờ trôi qua luôn có vô vàng áp lực thúc đẩy mình đi lên phía trước. Nó tương tự như con lăn một cái bánh xe vậy, đầu tiên con phải dồn sức để đẩy nhưng khi nó lăn rồi con chỉ cần chạy theo và tác dụng lực vừa phải. Và thỉnh thoảng đến những con dốc bánh xe sẽ lăn rất nhanh và con phải hết sức đuổi theo để đảm bảo bánh xe luôn lăn đúng hướng.
Và khi đi trên con đường phát triển bản thân nhanh đó, hậu quả mà con nhận được đầu tiên đó là sự cô đơn:
Cô đơn vì con đường con đi sẽ ít người đi.
Cô đơn vì con luôn tiến lên phía trước mà ở nơi đó thì lại có ít người đi tới được.
Cô đơn vì những gì con suy nghĩ và làm là đam mê, lý tưởng không phải là mưu sinh, cơm áo, gạo tiền.
Cô đơn vì con luôn là người đưa ra quyết định cuối nhưng lại luôn là người đầu tiên làm.
Nhưng điều thú vị là gì con biết không, trên chặn đường cô đơn đó con không hề cô độc. Thỉnh thoảng con sẽ gặp được một số người lạ trên đường đi và tuyệt nhiên không cần nói nhiều thì mọi người cũng hiểu, cùng hợp tác và động viên cùng nhau về đích như trong một cuộc chạy Marathon vậy. Khi con không tìm thấy ai đó hiểu những gì con làm từ gia đình, dòng họ hãy tìm tiếp trong bạn bè nhà trường, nếu vẫn chưa thấy hãy bước tiếp vào trong cuộc sống, xã hội. Nếu vẫn chưa gặp thì con hãy đi ra đất nước và đến với thế giới nhé. Cuộc sống luôn phát triển mà động lực chính là đến từ những người dám đi đầu, dám làm khác và sáng tạo.
Nên điều bố muốn nhắn nhủ với con là đi trên con đường khác số đông với niềm đam mê lý tưởng không có gì là xấu, con đường đó cho dù nhiều gian nan vất vả thì cũng không có gì là sai. Có có một vấn đề duy nhất là con có đủ mạnh mẽ để sống trên dư luận và bản lĩnh để không thấy buồn vì sự cô đơn hay không. Như một người đi khai hoang vậy, nguy hiểm khó khăn luôn rình rập nhưng những cây trái ngọt trên chặn đường sẽ luôn tiếp sức và mang lại nguồn năng lượng lớn cho con. Nếu có mệt mỏi, thì con cứ dừng lại nghĩ ngơi và nhìn lại những dấu chân, chặn đường con đã đi, những gian nan con đã qua để biết rằng không có thành công nào mà dễ dàng, mà không cần sự nỗ lực. Và khi mở ra những vùng đất mới, cùng với sự minh tuệ của bản thân thì con sẽ thấy những công sức mình bỏ ra không hề hoang phí một tí nào cả.
Khi nào định bỏ cuộc, con hãy nghĩ lý do mà vì sao con lại bắt đầu!
Sao sáng thì chóng tàn, trăng mọc quá sớm thì thường cô đơn
Để con hiểu thì bố bắt đầu từ đâu nhỉ, về góc độ giả thuyết của thiên văn học thì vũ trụ chúng ta hình thành gần 14 tỷ năm trước. Những ngôi sao mà con nhìn thấy trên bầu trời đó chính là các mặt trời ở những thiên hà khác nhau. Để tạo ra năng lượng thì mặt trời sẽ thực hiện phản ứng hợp hạch mà ở đó 2 hạt nhân hydro hợp nhất với nhau để trở thành heli. Nên về một góc nhìn nào đó nếu mặt trời càng sáng tức phản ứng hợp hạch xảy ra càng mạnh, thì nguyên liệu tiêu hao càng nhanh và càng nhanh “tàn”. Bố nói gì khó hiểu quá nhỉ, được rồi để bố nói thực tiễn hơn để con dễ hiểu nhé.
Ai rồi cũng sẽ nghe đến định luật bảo toàn năng lượng mà ở đó năng lượng không mất đi cũng không tự sinh ra mà sẽ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Vậy hai nguyên tử hiđrô kết hợp tạo thành nguyên tử heli có tổng khối lượng nhỏ hơn phần hao hụt đó được chuyển hoá thành năng lượng và truyền đến trái đất dưới dạng những hạt phô tông ánh sáng.
Và ánh sáng từ những ngôi sao khác con nhìn thấy trên bầu trời đêm cũng tương tự như ánh sáng con nhìn thấy từ mặt trời. Nhưng vì khoảng cách của chúng quá xa trái đất chúng ta. Ngôi sao gần nhất cách chúng ta 4,2 năm ánh sáng, tức nếu đi với vận tốc ánh sáng con cần 4,2 năm mới đến được đó. Trong khi ánh sáng mặt trời chỉ cần tám phút để đến được trái đất. Vì khoảng các khác nhau và tuổi đời của những ngôi sao cũng khác nhau nên vào những đêm bầu trời không bị mây che phủ con sẽ thấy cả một bầu trời đầy sao với kích thước to nhỏ, sáng tối khác nhau.
Nhưng có một điều thú vị là mặt trăng trên bầu trời thì không tự phát sáng mà ánh sáng mà con thấy là do phản xạ từ ánh sáng của mặt trời lại. Có nghĩa là thực sự mặt trăng luôn ở trên bầu trời và khi mặt trời lặng dần đi thì ánh sáng phản xạ từ mặt trăng chiếu xuống trái đất mới rõ được. Vậy thì hà cớ gì trăng mọc sớm quá thì thường cô đơn.
Nói tới vấn đề này thì bố quay loại với xã hội loài người, trong xã hội chúng ta từ xa xưa hình thành theo nguyên tắt thiểu số phải phục tùng đa số. Ý kiến, quan điểm, triết lý của số đông thường được cho là đúng. Những tư duy nào đi ngược lại hoặc đi khác quan điểm số đông thì thường sẽ bị cô lập. Vậy ta hãy thử tập phản biện một chút nhé:
Trên quan điểm đó con sẽ thấy rằng khi không giống số đông thì con sẽ được xem 1 là thiên tài hoặc hai là kẻ lập dị. Ranh giới giữa hai điều này thì lại rất mong manh, thể hiện ở việc con làm là thành công hay thất bại. Nếu thành công và đem lại lợi ích cho mọi người con sẽ được bao vây, tung hô và khen ngợi. Và rất nhiều điều không tốt sẽ đón chờ khi con thất bại.
Nhưng khổ ở nổi chẳng ai đi đến thành công mà không trãi qua vô vàng thất bại. Và liệu con có đủ bản lĩnh để đối diện với sự dè biểu, trách mắng, cô lập từ số đông (Ngay cả người thân và bạn bè con cũng có trong đó). “Nhất Y, nhì dược, tạm được bách khoa”, đó là câu truyền miệng về ngành nghề thời của bố. Ấy vậy mà sau thời gian ngắn trong ngành và chứng minh được bản thân với các thành tựu về chuyên môn và thu nhập đối với gia đình. Sau đó bố mới tích luỹ đủ sự tự tin và nguồn lực để bắt đầu đi theo con đường mình muốn. Và không đoán thì con cũng biết cho dù chuẩn bị như thế nhưng bố cũng không tránh khỏi ánh mắt hoài nghi và kỳ thị từ mọi người xung quanh khi nghe nói đến những từ khoá như “Khởi nghiệp”, “Nghỉ việc”, “Kinh doanh”.
Hơn ai hết bố muốn trở thành một nhà đầu tư lão luyện nhưng để làm được việc đó thì cần hiểu về thị trường, hiểu về môi trường kinh doanh, hiểu về kinh tế vi mô và vĩ mô. Vậy để tích luỹ được kiến thức và nguồn lực cho việc đầu tư thì không gì học tốt bằng mình tạo ra các doanh nghiệp của mình, và tự nếm trãi những khó khăn, sóng gió trong đó. Cơ hội không tự nhiên mà tới, nó là hệ quả của những nỗ lực do chính chúng ta tạo nên. Và khi đi trên con đường này, tốc độ phát triển về tư duy, khả năng khai phá của bản thân rất nhanh, vì hằng ngày hằng giờ trôi qua luôn có vô vàng áp lực thúc đẩy mình đi lên phía trước. Nó tương tự như con lăn một cái bánh xe vậy, đầu tiên con phải dồn sức để đẩy nhưng khi nó lăn rồi con chỉ cần chạy theo và tác dụng lực vừa phải. Và thỉnh thoảng đến những con dốc bánh xe sẽ lăn rất nhanh và con phải hết sức đuổi theo để đảm bảo bánh xe luôn lăn đúng hướng.
Và khi đi trên con đường phát triển bản thân nhanh đó, hậu quả mà con nhận được đầu tiên đó là sự cô đơn:
Nhưng điều thú vị là gì con biết không, trên chặn đường cô đơn đó con không hề cô độc. Thỉnh thoảng con sẽ gặp được một số người lạ trên đường đi và tuyệt nhiên không cần nói nhiều thì mọi người cũng hiểu, cùng hợp tác và động viên cùng nhau về đích như trong một cuộc chạy Marathon vậy. Khi con không tìm thấy ai đó hiểu những gì con làm từ gia đình, dòng họ hãy tìm tiếp trong bạn bè nhà trường, nếu vẫn chưa thấy hãy bước tiếp vào trong cuộc sống, xã hội. Nếu vẫn chưa gặp thì con hãy đi ra đất nước và đến với thế giới nhé. Cuộc sống luôn phát triển mà động lực chính là đến từ những người dám đi đầu, dám làm khác và sáng tạo.
Nên điều bố muốn nhắn nhủ với con là đi trên con đường khác số đông với niềm đam mê lý tưởng không có gì là xấu, con đường đó cho dù nhiều gian nan vất vả thì cũng không có gì là sai. Có có một vấn đề duy nhất là con có đủ mạnh mẽ để sống trên dư luận và bản lĩnh để không thấy buồn vì sự cô đơn hay không. Như một người đi khai hoang vậy, nguy hiểm khó khăn luôn rình rập nhưng những cây trái ngọt trên chặn đường sẽ luôn tiếp sức và mang lại nguồn năng lượng lớn cho con. Nếu có mệt mỏi, thì con cứ dừng lại nghĩ ngơi và nhìn lại những dấu chân, chặn đường con đã đi, những gian nan con đã qua để biết rằng không có thành công nào mà dễ dàng, mà không cần sự nỗ lực. Và khi mở ra những vùng đất mới, cùng với sự minh tuệ của bản thân thì con sẽ thấy những công sức mình bỏ ra không hề hoang phí một tí nào cả.
Khi nào định bỏ cuộc, con hãy nghĩ lý do mà vì sao con lại bắt đầu!