Thật tuyệt vời khi bố nói chuyện với con tại thời điểm này, Vì lúc này, bố cũng chưa tiêu hết nữa tài sản của mình, và con thì bắt đầu trên hành trình sử dụng nguồn lực này sao cho thật hữu ích. Thời gian, đó có lẽ là thứ công bằng nhất về xuất phát điểm mà tạo hoá trang bị cho mỗi con người, nên cho dù là người có địa vị cao đến đâu, cho dù có là hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa (như Tần Thủy Hoàng) cũng không thể nào tìm ra được thuốc “trường sinh bất lão”. Đâu đó tuổi thọ của chúng ta trung bình khoảng 78 tuổi, nói về ngắn cũng không ngắn nhưng nói dài thì cũng chưa hẳn. Nhưng có thể nói là đủ, đủ để con hiểu về thế giới này, đủ để con có thể hoàn thành những gì mà mình mong muốn.
Để bố làm một cái thống kê thời gian trung bình dành cho các công việc chính, mà một đời người thường trãi qua cho con có cái nhìn tổng quát nhé:
Ngủ, đó là việc con dành tới 1/3 cuộc đời mình để làm.
20% thời gian con để làm việc.
15% là quảng thời gian con dành vui chơi giải trí, chăm sóc con cái.
15% thời gian để con đi lại, ăn uống, vệ sinh…
Chỉ 5% con dành để học tập.
Ấy chà con thấy đó, vậy hầu như ai cũng mất khoảng 90% thời gian cuộc đời mình, để làm những công việc bắt buộc trên, và mục đích chỉnh là để tồn tại. Vậy đâu đó, con còn có khoản 10% thời gian để làm những việc mà con đam mê và tạo ra sự khác biệt. Vấn đề nằm ở chỗ, không phải ai cũng nhận ra được điều đó, tư duy bầy đàn đã hình thành từ khi loài người tinh khôn xuất hiện. Nó tồn tại cùng trong quá trình phát triển của xã hội loài người, qua các chế độ xã hội khác nhau và cho dù với xã hội hiện đại bây giờ và sau này đi nữa cũng có lẽ khó thay đổi nhiều. Nên con hãy thật sự trân trọng từng phút giây của cuộc đời mình, và đừng bao giờ tiêu nó phung phí vào những việc vô ích.
Ấy thế mà, vấn đề là việc gì thì là vô ích việc gì thì là hữu ích cũng là vấn đề khá là phức tạp và đâu là ranh giới của nó. Cái này thì nó tùy quan điểm của mọi người, lấy ví dụ với bố nhé. Bố có một thói quen là đó là nhặt rác, vậy thì bố lại áp dụng hệ quy chiếu này vào các việc mà bố thấy ý nghĩa. Cụ thế là, nếu việc gì ý nghĩa nó mang lại không đáng bằng dành thời gian đó bố đi nhặt rác thì thường bố sẽ không làm. Một vài ý nghĩa thực tế cho con dễ hình dung hơn nhé:
Bố có thế dành hàng giờ đồng hồ để nói chuyện với một người xa lạ, miễn là người đó thực sự có tâm muốn nghe và giúp ích được gì đó trong quá trình nhận thức và phát triển tư duy của họ. Nhưng sẽ thật là lãng phí nếu dành vài phút cho những nhân sự làm việc với mình, mà mục đích chính của họ là đi làm để mưu sinh qua ngày (với những câu chuyện hôm nay ăn gì, đồng nghiệp này thế này, đồng nghiệp kia thế nọ,…).
Bố có thể dành hàng tuần hàng tháng để nghiên cứu một mảng kinh doanh mới, cho dù nó mang tính rủi ra cao và xác xuất thành công thấp, miễn rằng tỷ lệ chỉ cần lớn hơn không là đủ. Vì trong quá trình đó khả năng tư duy của con liên tục được tập luyện ở cường độ cao, và vô vàng kiến thức mới con sẽ học được từ đó. Và với bố, thật là lãng phí khi dành thời gian của mình để làm những việc lặp đi lặp lại một cách máy móc và nhằm chán cũng chỉ vì nếu mình không làm nó thì tiền đâu để sau này lo cho bản thân và gia đình mình.
Bố có thể dành hàng năm, hay thậm chí cả cuộc đời này để nổ lực xây dựng nền tảng chỉ mong con sau này có được một cuộc sống hành phúc. Nền tảng mà bố để lại nó không phải là tài chính, không phải là con đường danh vọng, không phải là hệ thống các mối quan hệ và càng không phải là con người mà bố mong muốn con trở thành. Điều bố muốn để lại cho con, đó là nền tảng về mặt tư duy, ở đó nhiều điều có thể chưa có trong sách vở, trong nhà trường và nó là thực tiễn đúc kết từ quá trình trãi nghiệm cuộc sống. Qua đó, để con sẽ không thấy bỡ ngỡ trước cuộc sống và thế giới này. Một thế giới hỗn loạn phức tạp con sẽ nhìn đơn giản và trật tự, một người sống chính trực vẫn tồn tại được trong xã hội đầy đắc nhân tâm, một người làm kinh doanh chân thành vẫn có thể thành công chứ không nhất thiết phải khôn khéo mánh khóe, một người làm đầu tư với hai bàn tay trắng chứ không nhất thiết phải kế thừa tài sản từ bố mẹ để lại.
Vậy thời gian đã ít và nó còn liên tục, nên nếu dành để làm những điều ý nghĩa thì hạnh phúc mang lại sẽ thật xứng đáng với từng giây từng phút trôi qua. Trong ngành y thường có câu, “Đừng chỉ điều trị triệu chứng mà hãy nghĩ đến căn nguyên”. Cái này nó cũng đúng với thực trạng xã hội, mọi người thường hay lạm dụng chất kích thích (Thuốc, bia, rượu, cà phê …), ma túy tinh thần ( Như lời khen, thành tích, hơn thua …) để mang lại những niềm vui ngắn ngũi hằng ngày. Có điều là sau những lúc tăng tiết Hormone Endorphin để tạo ra những cảm xúc hạnh phúc tức thời đó thì mọi người lại đối diện với thực tại bản thân. Và cuộc đời cứ lặp lại như thế, đâu ai biết mình chỉ đang tồn tại chứ không phải đang sống.
À mà khi nghe đến đây đôi lúc con sẽ tự hỏi, thế bố nói xem những việc gì thì nó mang lại cho mình hạnh phúc lâu dài, chứ không phải chỉ là những xúc cảm thoáng qua để con có thể dễ hình dung hơn. Như thế nào nhỉ, để bố nói con từ những việc nhỏ nhặt đến những việc được cho là xa rời thực tế nhé:
Có lần bố và cậu bạn họa sĩ thức xuyên đêm thưởng trà để cùng ngắm hoa sen trắng nở trong chậu. Đến giờ, sau nhiều năm rồi mà cảm giác vi diệu khi nhìn những búp sen từ từ mở từng cánh hoa và trở nên rực rỡ giữa một màn đêm bao la, lại thêm một mùi hương thanh khiết tràn ngập khắp phòng khiến cho tâm hồn bố như lạc vào một thế giới khác. Ở đó thời gian như chậm lại, tất cả âm thanh như tĩnh lặng, tâm hồn bố như được tưới mát và gội rửa. Từ đó bố mới nhận ra quả thật giữa dòng đời xô bồ, đầy rẫy những góc khuất và bóng tối đó, đôi lúc con chỉ cần nhắm mắt, và thử cảm nhận một cách nhẹ nhàng, chân thành từng điều giản đơn xung quanh chúng ta. Lúc đó con sẽ dần thấy được những điều thật thú vị, mà những điều thú vị đó lại đến từ những thứ rất giản đơn. Như một việc đến rồi lại đi, hoa nở rồi đến kỳ tàn, hợp rồi đến lúc cũng phải chia ly, mà mơ màng tan thì con người ta sẽ choàng tỉnh.
Hay có lần một khách hàng bên thẩm mỹ, hỏi bố, sáng mai có đi thăm và tặng ít quà cho các bé thiếu nhi. Tối đó làm về bố tranh thủ đi mua thêm bánh kẹo và gạo để hôm sau cùng đi thăm các bé. Đến nơi bố cũng hơi bất ngờ, vì ở đây không phải một vài bé mà là hơn năm mươi bạn nhỏ. Và càng bất ngờ hơn khi mỗi bạn lại mỗi hoàn cảnh và tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khác nhau. Qua sự trò chuyện của chị với mọi người thì hình như chị đến đây thăm hằng tuần và trung tâm này không phải là nơi duy nhất chị thường xuyên giúp đỡ, từng hoàn cảnh, từng bạn nhỏ ở đây chị đều nắm rõ như những đứa con của mình. Lòng tốt ở trong mỗi người thì hầu như ai cũng đều có, nhưng ở đây nó lạ lắm con à. Nó được cho đi một cách lặng lẽ không vụ lợi, nó được duy trì đều đặn trong một thời gian dài, cho đưa đến đúng người và cả thời điểm. Cảm giác giống như thời sinh viên từng đến thăm một bác ngoại quốc, cũng từng vì tình thương với những em bị chất động da cam mà dành cả thời gian, công sức và tài sản để xây dựng một trung tâm chăm sóc các em. Với bố, gặp những người quyền cao chức trọng, danh tiếng địa vị thì cũng xem như bao người bình thường khác, nhưng đối với những người sống chân thành và tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không chút vụ lợi thì bố luôn cảm thấy mình thật nhỏ bé.
Hay một ngày nọ, trong một cuộc họp với một bác giám đốc công ty dệt vải đang muốn chuyển đổi mảng kinh doanh vì khó khăn của đại dịch. Điều làm bố thấy cảm hứng trong cuộc họp không phải là thành tựu gần 30 năm trong ngành kinh doanh của bác mà là câu nói chân thành, “Bác giờ cũng đủ hết mọi thứ rồi, nhưng nếu doanh nghiệp bị dừng thì các bác buồn chính là công việc của rất nhiều nhân sự đã gắng bó với bác nhiều năm qua, như anh trợ lý hôm nay, đã đi cùng đã làm việc với bác gần 20 năm”. Và ngẫm lại trong quá trình phát triển của bản thân bố cũng thấy, tìm được những người đồng hành lâu dài cũng rất khó, bởi chỉ cần ảnh hưởng ích nhiều đến lợi ích cá nhân của mọi người thôi, thì số nhân sự mà có ý nghĩ hỗ trợ công ty qua giai đoạn khó khăn thực sự không có nhiều. Nên việc dành thời gian hàng giờ dành trao đổi công việc với người có tâm huyết, khiến bố cảm giác những phút giây trôi qua thật ý nghĩa.
Hay điều gì bố có thể dành thời gian bất kể khi nào và bỏ hết mọi việc để làm, đó là gia đình con ạ. Gia đình sẽ có gia đình lớn, chính là cha mẹ, anh em ruột. Và gia đình nhỏ, đó chính là vợ chồng, con cái mình. Với cha mẹ bố sẵn sàng dành thời gian, đó không phải là sự báo hiếu, mà thức sự đó là cảm giác biết ơn. Biết ơn, vì đầu tiên đã cho bố cơ hội tồn tại trên thế giới này, biết ơn vì đã đồng hành, chăm sóc bố từ lúc nhỏ đến trưởng thành, biết ơn vì một môi trường sống đạo đức và chân thành mà cha mẹ đã xây dựng và cho còn hình thành nhận thức của bản thân bố trong đó. Không thể nào biện minh cho việc cha mẹ sinh con trời sinh tính, tính cách con cái hình thành chí là kết tinh của cuộc sống xung. quanh nó và cha mẹ chính là người ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động nhất trong hành trình phát triển tư duy của những đứa trẻ. Với gia đình nhỏ của mình, thì việc vợ chồng dành thời gian cho nhau chắc hẳn là quan trọng nhất. Vì Cha mẹ rồi cũng rời ta sớm, con cái trưởng thành rồi cũng tự lập và có gia đình riêng, chỉ có hai vợ chồng là sống với nhau đến cuối đời. Còn với con cái, việc được sinh ra trên đời rõ ràng không phải là việc những đứa trẻ tự quyết được. Nhưng việc xuất hiện đó cho dù có là niềm hạnh phúc mong ước, hay cảm xúc thăng hoa tức thời, hay việc ngoài kế hoạch, thì không thể chối bỏ trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ trong vấn đề này. Mà đã là trách nhiệm thì cần phải dành thời gian và hoàn thiện nó một cách tốt nhất là vấn đề không cần phải bàn cải.
Vậy thì việc quan trọng nhất không phải là sau khi chết con sẽ đi về đâu, mà là trong hành trình cuộc đời của mình như một chiếc đồng hồ cát đang chảy. Con sẽ dành thời gian của mình để làm những việc gì mang lại nhiều ý nghĩa nhất, nhiều hạnh phúc nhất. Khi đó con sẽ không bao giờ cảm thấy lãng phí, hụt hẫng vì đã lỡ dành thời gian cho những thứ vô bổ đã qua. Và mỗi giai đoạn cuộc đời mình, từ lúc nhỏ với cảm giác ngỡ ngàng, ngây ngô ham học hỏi. Lớn hơn một ít với chút bồng bột và bất đồng của tuổi trẻ và trãi qua cuộc sống lắm đam mê, nhiều hoài bão của một thiếu niên. Đến sự chín chắn, chỉnh chu của một người trưởng thành. Và cảm giác điềm đạm, giàu kinh nghiệm ở độ tuổi trung niên. Hay những giây phút hoài niệm và thư thái giai đoạn xế chiều của cuộc đời. Tất cả chỉ là hành trình mà con sẽ đi qua. Hãy trân trọng và đón chào từng phút giây đến và đi như một dòng thác chảy xiếc rồi cũng sẽ đến đoạn sông êm ả, như một ngọn cây đâm chồi nảy lộc đến chiếc lá vàng rơi, nhưng bình minh rực rỡ đến hoàng hôn tĩnh lặng, như vốn dĩ mội thứ tạo hoá luôn có khởi đầu và kết thúc của mình con nhé.
Thời gian – Con có đang xài phung phí tài sản lớn nhất này của mình hay không?
Thật tuyệt vời khi bố nói chuyện với con tại thời điểm này, Vì lúc này, bố cũng chưa tiêu hết nữa tài sản của mình, và con thì bắt đầu trên hành trình sử dụng nguồn lực này sao cho thật hữu ích. Thời gian, đó có lẽ là thứ công bằng nhất về xuất phát điểm mà tạo hoá trang bị cho mỗi con người, nên cho dù là người có địa vị cao đến đâu, cho dù có là hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa (như Tần Thủy Hoàng) cũng không thể nào tìm ra được thuốc “trường sinh bất lão”. Đâu đó tuổi thọ của chúng ta trung bình khoảng 78 tuổi, nói về ngắn cũng không ngắn nhưng nói dài thì cũng chưa hẳn. Nhưng có thể nói là đủ, đủ để con hiểu về thế giới này, đủ để con có thể hoàn thành những gì mà mình mong muốn.
Để bố làm một cái thống kê thời gian trung bình dành cho các công việc chính, mà một đời người thường trãi qua cho con có cái nhìn tổng quát nhé:
Ấy chà con thấy đó, vậy hầu như ai cũng mất khoảng 90% thời gian cuộc đời mình, để làm những công việc bắt buộc trên, và mục đích chỉnh là để tồn tại. Vậy đâu đó, con còn có khoản 10% thời gian để làm những việc mà con đam mê và tạo ra sự khác biệt. Vấn đề nằm ở chỗ, không phải ai cũng nhận ra được điều đó, tư duy bầy đàn đã hình thành từ khi loài người tinh khôn xuất hiện. Nó tồn tại cùng trong quá trình phát triển của xã hội loài người, qua các chế độ xã hội khác nhau và cho dù với xã hội hiện đại bây giờ và sau này đi nữa cũng có lẽ khó thay đổi nhiều. Nên con hãy thật sự trân trọng từng phút giây của cuộc đời mình, và đừng bao giờ tiêu nó phung phí vào những việc vô ích.
Ấy thế mà, vấn đề là việc gì thì là vô ích việc gì thì là hữu ích cũng là vấn đề khá là phức tạp và đâu là ranh giới của nó. Cái này thì nó tùy quan điểm của mọi người, lấy ví dụ với bố nhé. Bố có một thói quen là đó là nhặt rác, vậy thì bố lại áp dụng hệ quy chiếu này vào các việc mà bố thấy ý nghĩa. Cụ thế là, nếu việc gì ý nghĩa nó mang lại không đáng bằng dành thời gian đó bố đi nhặt rác thì thường bố sẽ không làm. Một vài ý nghĩa thực tế cho con dễ hình dung hơn nhé:
Vậy thời gian đã ít và nó còn liên tục, nên nếu dành để làm những điều ý nghĩa thì hạnh phúc mang lại sẽ thật xứng đáng với từng giây từng phút trôi qua. Trong ngành y thường có câu, “Đừng chỉ điều trị triệu chứng mà hãy nghĩ đến căn nguyên”. Cái này nó cũng đúng với thực trạng xã hội, mọi người thường hay lạm dụng chất kích thích (Thuốc, bia, rượu, cà phê …), ma túy tinh thần ( Như lời khen, thành tích, hơn thua …) để mang lại những niềm vui ngắn ngũi hằng ngày. Có điều là sau những lúc tăng tiết Hormone Endorphin để tạo ra những cảm xúc hạnh phúc tức thời đó thì mọi người lại đối diện với thực tại bản thân. Và cuộc đời cứ lặp lại như thế, đâu ai biết mình chỉ đang tồn tại chứ không phải đang sống.
À mà khi nghe đến đây đôi lúc con sẽ tự hỏi, thế bố nói xem những việc gì thì nó mang lại cho mình hạnh phúc lâu dài, chứ không phải chỉ là những xúc cảm thoáng qua để con có thể dễ hình dung hơn. Như thế nào nhỉ, để bố nói con từ những việc nhỏ nhặt đến những việc được cho là xa rời thực tế nhé:
Vậy thì việc quan trọng nhất không phải là sau khi chết con sẽ đi về đâu, mà là trong hành trình cuộc đời của mình như một chiếc đồng hồ cát đang chảy. Con sẽ dành thời gian của mình để làm những việc gì mang lại nhiều ý nghĩa nhất, nhiều hạnh phúc nhất. Khi đó con sẽ không bao giờ cảm thấy lãng phí, hụt hẫng vì đã lỡ dành thời gian cho những thứ vô bổ đã qua. Và mỗi giai đoạn cuộc đời mình, từ lúc nhỏ với cảm giác ngỡ ngàng, ngây ngô ham học hỏi. Lớn hơn một ít với chút bồng bột và bất đồng của tuổi trẻ và trãi qua cuộc sống lắm đam mê, nhiều hoài bão của một thiếu niên. Đến sự chín chắn, chỉnh chu của một người trưởng thành. Và cảm giác điềm đạm, giàu kinh nghiệm ở độ tuổi trung niên. Hay những giây phút hoài niệm và thư thái giai đoạn xế chiều của cuộc đời. Tất cả chỉ là hành trình mà con sẽ đi qua. Hãy trân trọng và đón chào từng phút giây đến và đi như một dòng thác chảy xiếc rồi cũng sẽ đến đoạn sông êm ả, như một ngọn cây đâm chồi nảy lộc đến chiếc lá vàng rơi, nhưng bình minh rực rỡ đến hoàng hôn tĩnh lặng, như vốn dĩ mội thứ tạo hoá luôn có khởi đầu và kết thúc của mình con nhé.